• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG THPT MINH CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

SỬ DỤNG KĨ THUẬT PHÒNG TRANH TRONG TIẾT ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ

SỬ DỤNG KĨ THUẬT PHÒNG TRANH TRONG TIẾT ÔN TẬP

MÔN ĐỊA LÍ

                                                                   Cô giáo: Lê Thị Quyên

 

 “Làm thế nào để tăng hứng thú và phát triển được các năng lực cho HS trong các giờ ôn tập?” chắn chắn là câu hỏi đối với không ít giáo viên khi dạy các tiết ôn tập.

Tiết ôn tập nếu dạy theo phương pháp truyền thống sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán, HS được giáo viên tổng hợp sẵn kiến thức nên không phát huy được các năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực làm việc nhóm, ... Sử dụng kĩ thuật phòng tranh là một trong những lựa chọn phù hợp với dạy tiết ôn tập, giúp phát huy tính tích cực, chủ động tham gia và hợp tác của học sinh. Kỹ thuật này cũng có tính linh hoạt cao, giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật này cho hoạt động cá nhân, hoạt động cặp hoặc hoạt động nhóm.

 

Kĩ thuật phòng tranh được tiến hành theo các bước sau:

1. Giáo viên nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.

2. Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.

3. Học sinh cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.

4. Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số giáo viên đều tiến hành bước cuối cùng dưới dạng nhận xét và chữa các lỗi phổ biến của các sản phẩm.

Tùy đặc trưng của từng bộ môn có thể áp dụng kĩ thuật phòng tranh một cách linh hoạt. Đối với tiết ôn tập môn Địa lí, thường được áp dụng theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm, số lượng nhóm chia theo số lượng đơn vị kiến thức cần ôn tập và phù hợp với sĩ số lớp. Mỗi nhóm sẽ hoàn thành một sản phẩm dưới nhiều hình thức khác nhau trên khổ giấy A0, A1 (Sơ đồ tư duy, poster, …). Vì thời gian ôn tập có hạn nên bước này GV yêu cầu HS hoàn thành ở nhà.

Bước 2:  Học sinh trưng bày các sản phẩm học tập (GV quy định vị trí của từng sản phẩm để HS treo xung quanh lớp như một phòng triển lãm tranh)

Bước 3. Học sinh di chuyển xung quanh lớp học tham quan phòng tranh. Để đảm bảo số lượng HS quan sát ở từng tranh phù hợp, GV yêu cầu HS đi theo từng nhóm, vận dụng chia nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép, đảm bảo mỗi nhóm mới có ít nhất một thành viên ở nhóm ban đầu và HS ở nhóm ban đầu có nhiệm vụ thuyết trình khi di chuyển đến sản phẩm của nhóm mình. Trong quá trình “xem triển lãm”, học sinh mang theo vở, bút để lưu lại các kiến thức cần thiết, đưa ra các ý kiến phản hồi hoặc bổ sung cho các sản phẩm.

Bước 4: Học sinh quay trở lại vị trí nhóm ban đầu, tổng hợp ý kiến đóng góp và bình chọn nhóm xuất sắc nhất. Sau đó, giáo viên tổ chức đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm.

Khi sử dụng kĩ thuật phòng tranh trong ôn tập môn Địa lí đã đem lại rât nhiều hiệu quả:

- Giúp khả năng ghi nhớ kiến thức tốt nhất: Khi học theo kĩ thuật phòng tranh 100% HS đều được quan sát và giảng giải cho các bạn khác nghe, nên có thể ghi nhớ 85-90% kiến thức (Theo Mô hình tháp học tập Learning Pyramid).

- Tạo không khí học tập thoải mái, sinh động nhưng vẫn hiệu quả. Người học có cơ hội giao tiếp, thể hiện năng lực bản thân, quan điểm cá nhân,

- Hình thành và rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho tất cả học sinh, từ đó bồi đắp sự tự tin cho các em.

Như vậy với việc sử dung Kĩ thuật phòng tranh sẽ phát huy được sự sáng tạo, tích cực, chủ động của học sinh, giúp các em phát triển các năng lực cần thiết, tạo sự hào hứng, sôi nổi nhưng không kém phần hiệu quả trong các tiết ôn tập Địa lí.

Dưới đây là một số hình ảnh về việc sử dụng kĩ thuật phòng tranh trong giờ học Địa lí lớp 12B:

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản
Video Clip
Liên kết website