• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG THPT MINH CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho học sinh liên quan đến nội dung kiến thức, phương pháp ôn tập, lưu ý khi làm bài trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh:

Nội dung kiến thức: Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi, học sinh cần nắm vững nội dung kiến thức được đề ra trong chương trình học của môn tiếng Anh. Đặc biệt là những nội dung kiến thức có trong đề minh họa môn tiếng Anh năm 2023. Học sinh cần nằm vững phần kiến thức cơ bản như phần Phonetics thì cần nắm vững phát âm của phụ âm, nguyên âm, trọng âm của từ có 2 âm tiết và 3 âm tiết. Với phần ngữ pháp các em cần nắm vững các chuyên đề về câu hỏi đôi, so sánh, câu bị động, rút gọn mệnh đề quan hệ, giới từ, mạo từ, câu điều kiện và câu trực tiếp gián tiếp. Tiếp theo đó là các em cần nâng cao vốn từ vựng, đọc và hiểu kỹ các nội dung ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng đọc, và các thành ngữ, cụm cố định trong sách giáo khoa, tài liệu ôn tập, đề thi mẫu và tài liệu tham khảo.

Phương pháp ôn tập: Học sinh cần xây dựng một phương pháp ôn tập hiệu quả dựa trên khả năng cá nhân của mình. Có thể áp dụng các phương pháp sau:

Có thời gian biểu hợp lý, ghi rõ lộ trình học tập và nội dung cần ôn tập củng cố kiến thức hay nội dung kiến thức cần đạt được trong thời gian tới.

Dựa vào kết quả thi thử đã có để đặt mục tiêu rõ ràng và có lộ trình ôn tập hợp lý. Có thể hỏi thêm thầy cô để có lộ trình đúng và phù hợp hơn.

Xem lại bài giảng, ghi chú và làm các bài tập trong sách giáo khoa.

Học và luyện tập từ vựng và ngữ pháp bằng cách làm các bài tập, đọc hiểu và viết lại câu.

Đọc và luyện tập kỹ năng đọc hiểu bằng cách đọc các đoạn văn, bài báo, và trả lời câu hỏi liên quan.

Làm thật nhiều đề phát triển của đề minh họa để có thêm kỹ năng làm bài vào quản lý thời gian. Khi làm đề các em cần ghi chú lại những phần kiến thức, từ vựng, hay các thành ngữ và cụm cố định còn hổng vào sổ tay và ôn tập lại mỗi ngày.

Làm bài trước kỳ thi: Học sinh cần luyện tập làm các đề thi mẫu hoặc các đề thi thực tế trong thời gian giới hạn để làm quen với định dạng đề thi, rèn luyện kỹ năng làm bài và quản lý thời gian. Học sinh nên chú ý đọc kỹ đề bài, làm đúng yêu cầu của đề thi, và kiểm tra lại các câu trả lời trước khi nộp bài.

Tự tin và thư giãn: Trước kỳ thi, học sinh cần giữ tinh thần tự tin và thư giãn. Hãy ngủ đủ giấc, ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe trước kỳ thi.

  1. Một số kinh nghiệm và những lưu ý trong quá trình ôn thi TN THPT môn GDCD giúp học sinh học tập và ôn thi hiệu quả

-  Nắm chắc nội dung chương trình thi

Nắm chắc nội dung chương trình thi để ôn tập có trọng tâm trọng điểm.  Những năm gần đây, có thể nói đề thi TN THPT môn GDCD về cơ bản là ổn định. Nội dung thi chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12 chiếm 90%, (36/40 câu) còn lại là chương trình lớp 11 chiếm 10% (4/40 câu). Kiến thức lớp 11 tập trung toàn bộ của học kỳ 1 lớp 11 ( Bài 1,2,3,4,5) và lớp 12 kiến thức đã phủ quát cả kỳ 1 và kỳ 2. Vì vậy, khi ôn giáo viên cần lên kế hoạch thời lượng ôn tập sao cho tương xứng với với tỷ lệ kiến thức.

- Bám sát đề minh họa của Bộ.

Đầu tháng 3/2023 Bộ GD đã công bố đề minh họa. Về mặt cấu trúc đề, tỷ lệ, mức độ nhận thức như sau: 50% NB – 25%TH – 15%VD – 10% VDC. Tỉ lệ các câu ở mức độ nhận biết, thông hiểu đã tăng lên, đảm bảo trên 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp. Đề đi sâu vào các vấn đề trọng tâm và không ra vào các phần tinh giản theo các hướng dẫn của Bộ những năm gần đây. Như vậy cấu trúc này không thay đổi so với năm trước. Phần nhận biết và thông hiểu chiếm trên 75% vì vậy giáo viên cân tăng cường thời gian ôn tập nội này. Đặc biệt lưu ý tỷ lệ các mức độ nhận thức ở các bài. Thông thường đề tham khảo ra như nào, thì sau này đề chính thức tỷ lệ các mức độ nhận thức ở các bài cũng gần sát như vậy. Cần nghiên cứu giới hạn bài và giới hạn mức độ nhận thức để phân bổ thời gian như ở những bài có số lượng câu hỏi nhiều và nhiều cấp độ nhận thức thì dành thời gian ôn nhiều hơn (như bài 2, bài 6, bài 7 lớp 12). Tuy nhiên, không được coi đề tham khảo là căn cứ duy nhất để chỉ ôn những kiến thức có trong đề tham khảo.

- Trong giờ học ôn tập

+ Cần tăng cường hơn việc trao đổi, đàm thoại, vấn đáp trực tiếp với học sinh (kỹ thuật dạy học Tia chớp...) buộc học sinh phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp như vẽ sơ đồ tư duy trước khi lên lớp. Yêu cầu các em học sinh phải học thuộc lòng các khái niệm, các định nghĩa trong từng chủ đề, từng nội dung kiến thức của các bài học.

+ Tăng cường luyện đề theo cấu trúc của bộ

 Kết thúc mỗi chủ đề, giáo viên hệ thống lại kiến thức trọng tâm, phát phiếu câu hỏi trắc nghiệm để học sinh luyện. Sau đó hướng dẫn các em kĩ năng làm đề. Chữa bài chi tiết, cần thận, chỉ ra những nhầm lẫn, sai sót của học sinh để các em nhận rõ những lỗi mình mắc phải và biết cách khắc phục.

+ Khi giảng dạy ôn thi tránh đưa ra hàng loạt câu hỏi dễ, sau đó là một loạt câu hỏi khó, điều đó dễ dẫn đến tâm trạng "coi thường" hoặc chán nản khi học tập của học sinh. Như thế hiệu quả giờ dạy ôn tập không cao, không tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. 

+ Phân loại học sinh để có phương pháp phù hợp. Chẳng hạn đối với học sinh khá, giỏi đã nắm vững kiến thức lý thuyết thì cần đưa ra các dạng bài ôn tập ở mức cao hơn tránh sự “coi thường”, còn còn những học sinh lười học, lơ mơ, cần giúp các em nắm thật chắc lý thuyết trước.

+ Bên cạnh đó, giao đề trên các phần mềm để học sinh làm thêm như shub classroom, giới thiệu thêm cho học sinh các kênh ôn thi hiệu quả.

+ Tích cực học hỏi, trao đổi, chia sẻ tà liệu ôn thi với đồng nghiệp trong và ngoài trường, ngoài tỉnh.

2. Lời khuyên giúp học sinh làm bài thi tốt nghiệp đạt kết quả cao

- Tâm lý khi ôn thi: Hãy luôn suy nghĩ tích cực

+ Hôm nay mình tốt hơn hôm qua.

+ Không so sánh mình với người xung quanh.

+ Tìm điểm mạnh của bản thân và phát huy.

- Cách ôn lại bài:

+ Tổng hợp các kiến thức, so sánh các nội dung với nhau.

+ Học bài qua âm thanh, màu sắc.

+ Học bằng cách truyền đạt cho bạn.

+ 2 tuần lại ôn lại kiến thức và tổng hợp kiến thức.

- Hướng dẫn học sinh cách làm bài trắc nghiệm

+ Đọc kĩ đề, hiểu được vấn đề được hỏi, liên hệ với tình huống thực tế để hiểu dễ dàng hơn.

+ Nhận biết, thông hiểu chiếm 75%, mức độ câu hỏi dễ nên không cần suy luận cao siêu, cứ nhớ lại những kiến thức đã được học.

+ Câu hỏi xử lý tình huống, phân hóa, vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức nên phải biết so sánh, tổng hợp, phân tích. Vì vậy, hãy sử dụng phương pháp loại trừ.

+ Câu hỏi về luật mà không biết xử lý, hãy đặt mình vào tình huống đó, vào vị trí của người bị xâm phạm quyền và lợi ích và hãy xử lý theo chuẩn mực đạo đức thì thường đáp án đó sẽ đúng.

+ Đối với các câu hỏi tình huống dài, hãy đọc câu hỏi trước.

+ Những câu nào chắc chắn hãy mạnh dạn khoanh. Những câu nào không chắc chắn đánh dấu vào. Làm từ đầu đến cuối. Sau đó quay lại câu chưa làm. Phải quyết đoán, không do dự, phân vân.

MỘT VÀI KINH NGHIỆM ÔN THI TỐT NGHIỆP NĂM 2023

MÔN HÓA HỌC

Dựa vào nội dung điều chỉnh môn học năm 2022 - 2023 do Bộ GD&ĐT công bố, với sự điều chỉnh về định dạng, cấu trúc giảm độ khó của đề tham khảo thi TN THPT, các em HS nên tận dụng tối đa thời gian để học tập và ôn luyện thật chắc kiến thức cơ bản, từ đó có thể làm được tối đa 70%- 80% câu hỏi của toàn bài. Các em cần chủ động trong việc ôn luyện kiến thức từ lớp 11 với các chuyên đề sự điện ly, cacbon-silic, đại cương về hidrocacbon, ancol- phenol, andehit-axit cacboxylic.

Bên cạnh đó, các em học sinh cần chú trọng ôn tập nội dung trọng tâm của chương trình lớp 12 bao gồm: Este-lipit, cacbohidrat, amin-aminoaxit-protein, polime, đại cương kim loại, kim loại kiềm-kiềm thổ-nhôm, sắt và các hợp chất của sắt, crom và hợp chất của crom, tổng hợp vô cơ, tổng hợp hữu cơ.

          Ngoài ra học sinh nên xây dựng nội dung ôn tập với các chuỗi kiến thức được sắp xếp theo chủ đề, bám sát chương trình lớp 12 và những nội dung kiến thức có tính kế thừa từ lớp 10, lớp 11. Việc ôn tập các chủ đề có thể hệ thống hóa qua các mô hình, sơ đồ để có tính xâu chuỗi các mạch kiến thức, giúp bao quát và dễ hình dung.

Quan trọng mỗi học sinh phải có tinh thần ý thức tự giác trong học tập, phải tự học lại những nội dung thầy cô đã hướng dẫn, những nội dung nào chưa rõ có thể học thầy cô bạn bè và tham khảo các kênh thông tin chính thống trên mạng.

Đề thi chú trọng nhiều vào việc kiểm tra, đánh giá về bản chất hóa học và có nhiều câu hỏi gắn lý thuyết với thực tế; ngoài ra còn có thêm một số câu hỏi gắn với thí nghiệm thực hành để đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh nên học sinh cần chú ý nghiên cứu ôn tập nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình phổ thông vận dụng làm bài.

* Chú ý các dạng bài điển hình phần Vận dụng cao:

Để xử lý tốt các dạng bài Vận dụng cao, học sinh nên chú ý các dạng bài toán: Este; Peptit; Biện luận muối amoni; Điện phân; Đồ thị; Bài toán vô cơ khó với nhiều quá trình phản ứng thường kết hợp với tính OXH. Các em phải nắm vững kiến thức lý thuyết về tính chất hóa học, phản ứng của các chất để viết phản ứng hóa học và diễn giải bằng sơ đồ hóa một cách chính xác trong khi giải bài.

 Bên cạnh đó, học sinh cần sử dụng các phương pháp giải toán hiện đại để xử lý tốt các dạng bài toán này thuộc phần vận dụng cao một cách nhanh nhất. Đối với bài toán vô cơ nhiều quá trình, các em nên sử dụng sơ đồ hóa để xử lý dữ kiện, sẽ giúp nhìn ra vấn đề dễ dàng hơn.

Cùng với đó, với những em có mục tiêu đạt từ 9-10 điểm thì phải hoàn thành chắc chắn toàn bộ 32 -34 câu đầu tiên, sau đó rèn luyện các bài tập vận dụng cao. Nên chia các dạng vận dụng cao theo chuyên đề và luyện theo dạng toán sau: Este khó kết hợp yếu tố đốt cháy-thủy phân-biện luận; Peptit khó thường sử dụng quy đổi; Bài toán điện phân; Bài toán đồ thị; Bài toán biện luận muối amoni; Bài toán hỗn hợp vô cơ có nhiều giai đoạn kết hợp sơ đồ hóa quá trình.

Muốn thực sự rèn luyện tốt dạng bài vận dụng cao, các em phải nắm chắc kiến thức Lý thuyết; Tính chất hóa học; Các phương pháp giải toán như: Bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng, bảo toàn mol electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích trong dung dịch , quy đổi (có thể gặp trong bài toán este , lipit , toán vô cơ khó …), công thức tính nhanh. Mỗi bài vận dụng cao, các em nên làm lại 2-3 lần, khi đó mới thực sự hiểu sâu, từ đó xây dựng cho bản thân phản xạ tư duy tốt.

* Không để mất điểm đáng tiếc với những câu hỏi lý thuyết:

Thông thường, học sinh không chỉ mất điểm ở phần Vận dụng cao mà còn có tâm lý chủ quan ở các câu lý thuyết. Trong đề thi THPT quốc gia đối với môn Hóa học, phần câu hỏi lý thuyết chiếm khoảng 24 câu (60% nội dung của đề ). Các dạng lý thuyết học sinh dễ mất điểm thường là các câu đếm, các câu biện luận tìm chất.

Để làm tốt phần thi lý thuyết, các em cần đọc kỹ đề bài, gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng, cẩn thận tránh những câu hỏi dễ dính bẫy. Bên cạnh đó, các em cần luyện tập các dạng câu lý thuyết dễ bị mất điểm, ghi chú lại các phần kiến thức dễ bị sai hoặc bị dính bẫy của câu hỏi, hiểu rõ bản chất của từng câu hỏi

* Phân bổ thời gian hợp lý và rèn kỹ năng ghi nhớ

Để làm bài tốt môn thi Hóa học trong kì thi THPT quốc gia, học sinh cần xác định mục tiêu cho bản thân mình. Đối với các câu hỏi từ đơn giản đến các câu vận dụng cao đều có điểm số là 0,25 điểm, khi xác định được mục tiêu các em sẽ tập trung thời gian vào vùng lấy điểm thay vì lan man làm tất cả các câu hỏi. Trong khi làm bài thi, việc phân bổ thời gian là cực kỳ quan trọng. Tùy thuộc vào mục tiêu đạt số điểm ở các mức khác nhau để có sự tính toán thời gian làm bài hợp lý.

Ví dụ: Mức 7-8 điểm, các em chỉ cần dành thời gian làm thật tốt các câu cơ bản, bỏ qua luôn các dạng câu hỏi vận dụng cao (khoảng 4-6 câu); Mức 9-10 điểm, các em phải xử lý 32-34 câu cơ bản trong 20 phút, thời gian còn lại tập trung cho các câu mức độ khó hơn.

Trong quá trình làm bài thi, học sinh lưu ý, làm câu nào chắc chắn ghi điểm câu đó, câu nào chưa chắc chắn nên đánh dấu rồi dành thời gian xem lại, ưu tiên các câu lý thuyết làm trước, bài tập tính toán dành thời gian làm sau. Khi đã làm tốt các câu hỏi lý thuyết, các em sẽ có tâm lý thoải mái, tự tin để tiếp tục với các câu hỏi tiếp theo.

Để rèn luyện kỹ năng ghi nhớ tốt các em nên thống kê lại các chuyên đề theo những nội dung hay thường gặp trong đề thi. Đặc biệt cần nhớ các tính chất hóa học chung, các phản ứng hóa học quan trọng riêng với 1 số chất trong mỗi chuyên đề. Cách tốt nhất để nhớ linh hoạt kiến thức là luyện tập các câu hỏi đếm số chất, đếm số phát biểu, đếm số phản ứng. Mỗi câu đếm như vậy có giá trị ôn luyện bằng 3-4 câu bình thường.

Với các bạn học sinh lớp 12 đang trong giai đoạn quan trọng, các em cần rà soát toàn bộ kiến thức theo các chuyên đề, đặc biệt ở các phần giảm tải. Học sinh nên kết hợp làm đề thi với tâm lý như bước vào kì thi chính thức: Tự bấm giờ, tự chấm điểm. Sau mỗi đề thi tự làm, các em nên ghi chép lại cẩn thận các ý quan trọng, rút ra những kinh nghiệm quý báu trong các lần làm bài thi tiếp theo. Bên cạnh đó, việc luyện đề thi nhiều sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng phân bố thời gian, nắm được cấu trúc của đề thi, rà soát lại kiến thức còn thiếu hụt để bổ sung ngay.

Phương pháp và bí quyết  học môn Toán trước kì thi TN THPT

Toán là môn học giúp kích thức tư duy, vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải các vấn đề hóc búa. Song, môn Toán lại là nỗi sợ hãi đối với không ít học sinh. Vậy làm thế nào để việc học toán hiệu quả hơn?

1. Lắng nghe và ghi chép những thông tin hữu ích

          Một tiết học chỉ kéo dài 45 phút, thường thì các bạn chỉ ghi chép những gì nêu trên bảng và thầy cô gợi ý. Tuy nhiên, có tới 80% những gì thầy cô yêu cầu bạn ghi chép đều có trong sách giáo khoa. Trong khi đó, những thứ thầy cô giảng để giúp các bạn hiểu bài hoặc giải thích quá trình tư duy để tìm ra được cách giải hay nhất thì các bạn lại chỉ ngồi nghe để rồi quên ngay sau đó. Vì vậy, các bạn hãy chú ý những gì thầy cô giảng để rút ra những gì hữu ích nhất cho bài giải của mình.

2. Đừng bỏ qua phần lý thuyết

          Với tâm lý, lý thuyết là những điều không quan trọng, các bạn chỉ tập trung vào giải các bài tập, bỏ qua những điều cơ bản mà lý thuyết cung cấp. Nếu không nắm vững  định nghĩa, định lý những điều cơ bản thì bạn chỉ có thể giải được những bài toán ở mức độ không quá khó và khi biến tấu đi một chút thì bạn lại gặp khó khăn trong cách giải của mình. Một bài toán khó, toán mẹo là tổng hợp của những bài đơn giản. Nếu bạn không nắm vững điều cơ bản đó để giải toán một cách từ từ thì bạn khó có thể đạt được điểm cao ở môn Toán.

2. Đừng bỏ qua phần lý thuyết

          Với tâm lý, lý thuyết là những điều không quan trọng, các bạn chỉ tập trung vào giải các bài tập, bỏ qua những điều cơ bản mà lý thuyết cung cấp. Nếu không nắm vững  định nghĩa, định lý những điều cơ bản thì bạn chỉ có thể giải được những bài toán ở mức độ không quá khó và khi biến tấu đi một chút thì bạn lại gặp khó khăn trong cách giải của mình. Một bài toán khó, toán mẹo là tổng hợp của những bài đơn giản. Nếu bạn không nắm vững điều cơ bản đó để giải toán một cách từ từ thì bạn khó có thể đạt được điểm cao ở môn Toán.

3. Liên tục thực hành

Toán học cần có sự rèn luyện thật nhiều để thực hành trơn chu. Ở mỗi dạng bài tập cụ thể, bạn hãy làm quen với nhiều bài tập để thành thạo các bức và phương pháp giải. Thực hành nhiều lần, bạn sẽ tạo cho mình được một thói quen tốt cũng nhưng kinh nghiệm khi tiếp cận với bất cứ dạng bài nào, ở mức độ nào. Sau khi học hết chương trình thì tích cực luyện đề, sau khi giải mỗi đề cần xem lại những phần mình thường mắc sai lầm hoặc khó khăn trong việc tìm hướng giải qua đó quay lại ôn lại lý thuyết và bài tập chủ đề đó, nếu cần nhờ các thầy cô gửi them bài tập tự luyện của phần đó.

4. Học từ dễ đến khó: Khi làm quen với các dạng bài tập cơ bản sẽ tạo cho bạn động lực để tiếp cận những bài khó hơn và khó hơn nữa. Bạn đã tìm được niềm đam mê khi tiếp cận với các bài toán mà quên đi nỗi sợ hãi với môn học này.

5. Đừng ngần ngại tìm các hướng đi mới: Nếu khi làm bài mà bạn bế tắc vì không tìm được hướng đi. Hãy thử với nhiều cách và nhiều phương pháp nhé, nó vừa giúp bạn có thêm kỹ năng kinh nghiệm khi làm bài mà còn giúp bạn tìm được hướng giải phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể.

6. Học  Toán từ những sai lầm:  Không riêng gì với môn Toán, với bất kì môn nào nếu gặp lỗi sai thì bạn nên có những ghi chú riêng để khi có thời gian thì xem lại, lỗi đó là gì, cách khắc phục ra sao… Bạn hãy cố gắng tự trả lời những thắc mắc đó, nếu không trả lời được thì bạn bè, thầy cô chính là những “trợ thủ” đắc lực cho bạn trong những tình huống này.

7. Tự rút ra bài học của riêng mình: Mỗi khi hoàn thành bài tập, các bạn hãy làm một việc cuối cùng là xem xét các bài tập mình vừa giải xem phương pháp nào thích hợp, dấu hiệu nhận biết từng dạng bài. Hãy ghi chú những điều đó vào bên cạnh hoặc vào bất kỳ chỗ nào mà bạn cảm thấy sẽ giúp bạn nhớ nhất. Sau mỗi chương, mỗi phần hãy ôn tập để không bị dồn bài bạn nhé. Đó là cách làm khoa học và hiệu quả cho những người đam mê với toán.

Khi học tại lớp các em nên lưu ý một số nội dung sau:

-  Học thuộc bài cũ như định nghĩa, định lí, hệ quả, công thức, các ví dụ ứng dụng,... và các kiến thức cũ liên quan trước khi vào bài học mới.

-  Đọc trước SGK bài học mới để biết bài học mới sẽ học gì và cần kiến thức cũ nào liên quan.

- Tập trung chú ý nghe Thầy, Cô giảng bài, không lơ đảng, nói chuyện hoặc làm việc khác và ghi chép bài đầy đủ. Có thắc mắc điều gì, hay không hiểu điều gì thì mạnh dạn hỏi để Thầy, Cô giảng lại... Không sợ chi hết, không hiểu cứ đứng lên bảo: "Cô/Thầy ơi em chưa hiểu ạ

-  Phải có giấy nháp đầy đủ để giải các ví dụ ứng dụng của bài học và phải có đầy đủ các dụng cụ học tập (kể cả máy tính bỏ tủi).

-  Cuối mỗi tiết học hãy chú ý lắng nghe Thầy, Cô củng cố bài, tóm tắt bài học, hướng dẫn giải bài tập về nhà, các bước giải toán.

-  Giờ bài tập:

+  Chuẩn bị trước BT ở nhà theo hướng dẫn của Thầy, Cô.

+  Chú ý nghe thầy, cô sửa BT và ghi chép bài sửa đầy đủ để về nhà xem lại.

+  Chỗ nào chưa rõ hoặc không hiểu thì mạnh dạn hỏi ngay. Nếu không hỏi Thầy, Cô thì hỏi các bạn trong lớp hoặc lớp khác.

+  Giờ BT phải có đầy đủ dụng cụ học tập và giấy nháp. (để có tinh thần học tốt hơn)

Học tại nhà: 

Đối với việc tự học tại nhà thì sao ?

Khi tại nhà, các em nên :

-  Chia thời gian biểu để học môn Toán.

-  Học thuộc bài và xem lại các ví dụ trước khi làm BT. Xem lại các BT thầy, cô đã chữa trên lớp.

-  Học các công thức phải viết ra giấy nháp, không nên học vẹt và học tủ.

-  Đọc trước SGK bài học mới trước khi lên lớp.

+  Không nói chuyện, sao lãng hay làm việc khác khi đang chữa bài.... 

8. PHƯƠNG PHÁP HỌC TOÁN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

          Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.

BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy - học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì.

Các bước vẽ sơ đồ tư duy

Bước 1: Tạo ý tưởng trung tâm

          Ý tưởng trung tâm là điểm khởi đầu trong việc vẽ sơ đồ tư duy và tượng trưng cho chủ đề mà bạn sẽ khám phá. Ý tưởng trung tâm nên để ở giữa trang của bạn và nên bao gồm một hình ảnh đại diện cho chủ đề của sơ đồ tư duy này. Điều này thu hút sự chú ý và gây ra các mối liên quan, vì não của chúng ta đáp ứng tốt hơn với kích thích thị giác.

Bước 2: Thêm nhánh từ gốc đã tạo

          Các nhánh này đi từ trung tâm vươn ra và không bị hạn chế về số lượng ý tưởng. Các nhánh này mang ý nghĩa khai thác từng khía cạnh, ý tưởng của vấn đề trung tâm

Bước 3: Tìm từ khóa

          Việc sử dụng các từ khóa kích hoạt các kết nối trong não của bạn và cho phép bạn nhớ một lượng lớn thông tin.

Bước 4: Thêm màu sắc cho các nhánh

          Màu sắc làm cho hình ảnh hấp dẫn hơn và hấp dẫn hơn so với hình ảnh đồng điệu, đơn sắc.

Bước 5: Thêm hình ảnh

          Chúng ta tự học cách xử lý hình ảnh từ khi còn nhỏ. Như khi một đứa trẻ học một ngôn ngữ, chúng hình dung các hình ảnh trong tâm trí của chúng liên quan đến các khái niệm. Vì lý do này, vẽ sơ đồ tư duy trong học tập tối đa hóa tiềm năng hình ảnh một cách mạnh mẽ.

9. Giai đoạn ôn thi cấp tốc

V phương pháp, cách thc hc tp, hc sinh cn tăng thi gian t hc. Mi ngày nên dành ít nht 1 giờ 30’ để t hc và giải 1 đến 2 đề, như vy s giúp các em cng c kiến thc, biết cách tìm hướng gii bài nhanh hơn, sau khi giải xong phải xem lại các câu mình hay mắc sai lầm để tránh mắc lại lần sau. Đây là điu quan trng vi hình thc thi trc nghim.

Hc sinh cn s dng thi gian khoa hc, hp lý. Theo các nghiên cu, thi gian ghi nh ngn hn hiu qu nht trong khong 4 - 6 gi sáng. Do đó thay vì thc khuya, dy mun thì hc sinh tt nht hãy ng sm và dy sm. Bên cnh đó cn kết hp hc tp và ngh ngơi thư giãn.

-Hc sinh hãy tích cc làm đề, mi ngày dành 90 phút để gii đề, như vy, các em s nm được đim mnh, đim yếu và tìm cách khc phc. Trong thi gian này, hc sinh chú ý làm chuyên sâu thay vì làm rng; quan tâm đến cht lượng hơn s lượng mi hiu sâu sc kiến thc.

Đặc bit, hc sinh cn nm chc kiến thc cơ bn, bt đầu t lý thuyết. Đối vi hình thc trc nghim môn Toán, các em ch quan d mc sai lm, sp by trong câu lý thuyết. Do đó cn nm vng kiến thc Toán lp 11, 12 thì mi gii quyết tt các vn đề.

-Hc sinh cn rèn luyn kh năng tính nhanh. Đề thi Toán gm 50 câu trong 90 phút, như vy thí sinh có khong 1,8 phút để đọc, suy nghĩ, tô đáp án. Do vy, trong thi gian ôn tp, thí sinh chú ý tìm hướng gii nhanh, rèn cách tính nhanh - nhm; Tăng cường hc nhiu kênh, vic trao đổi thông tin hc tp qua kênh Internet cũng hu ích. Cui cùng là đặt mc tiêu hp lý, sau khi tri qua các k thi th, thí sinh nên căn c vào s đim để chn ngành ngh phù hp, va sc.

- V phương pháp khc sâu kiến thc môn Toán trong K thi tt nghip THPT, hc sinh hãy nm chc ni dung môn Toán 11 gm: Công thc lượng giác - Phương trình lượng giác - T hp - Xác sut; Nh thc Newton - Cp s cng và nhân - Gii hn dãy s và hàm s - Đạo hàm ( nhiều năm là 1 câu thuộc bài hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp (MĐ 1), 1 câu xác suất (MĐ 3), 1 câu CSC-CSN (MĐ 3),  1 câu liên quan đến góc giữa 2 đường thẳng, góc giữa đường thẳng và mặt phẳng ( hay thi dạng này), góc giữa 2 mặt phẳng (MĐ 2), 1 câu khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng hoặc khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau (MĐ 3). Môn Toán lp 12 cn nh Đạo hàm - Kho sát hàm s và bài toán liên quan - Lũy tha, Mũ và Logarit - Nguyên hàm và tích phân - S phc và các yếu t liên quan (với học sinh khá giỏi quan tâm nhiều đến tính đồng biến, nghịch biến, cực trị, min max, đồ thị tiệm cận và tích phân của hàm ẩn, hàm chứa dấu giá trị tuyệt đối) - Khi đa din và th tích - Hình hc gii tích trong không gian - Gn ta độ vào hình hc không gian...

V ni dung kiến thc và phương pháp hc, cách thc ôn tp hiu qu, các em cn xác định rõ mc tiêu, kh năng ca mình mc độ nào để chn phương án hp lý nht. Để đạt được đim cao môn Toán trong K thi tt nghip THPT năm 2023, hc sinh cn nm tht chc kiến thc nn tng, cơ bn, tránh tp trung quá nhiu vào phn kiến thc quá khó. Các em cn xem li nhng kiến thc ni dung đã hc, ghi nh nhng công thc Toán hc và khc sâu phương pháp làm bài ca mi dng Toán.

Trong đề thi luôn có hai phn: Phn câu hi nhn biết và thông hiu (khong 7 đim); phn câu hi vn dng và vn dng cao (khong 3 đim). Các em nm chc kiến thc trong sách giáo khoa s làm được phn nhn biết và thông hiu; phn vn dng đòi hi phi có tuy duy sáng to và liên kết vi xâu chui kiến thc mi gii được.

Hc sinh cũng cn hc thuc công thc và phương pháp gii tt c nhng dng Toán cơ bn trong chương trình 12. Các dng Toán 10 - 11 cn ôn li Du tam thc bc 2, các dng Toán v T hp, Nh thc Newton, Xác sut; công thc Cp s nhân, Cp s cng; công thc cơ bn v Lượng giác Hc sinh nên chun b tài liu ôn thi, cn có mt quyn s - tài liu tóm tt tt c các công thc trong chương trình, chú ý phi tht ngn gn và phi s dng thường xuyên, có b sung ít nht 3 tháng trước khi thi.

Trong đề thi môn Toán khong 38 câu đầu là các câu hi d ly đim. Vì vy, hc sinh cn làm bài mt cách cn thn và chính xác; nht là hc sinh trung bình, trung bình khá. Thí sinh làm đến đâu, chc đến đó, làm đến đâu, khoanh đến đó.

Chia s chiến thut làm bài trong lúc thi, thí sinh cn làm d trước - khó sau; mc dù đề thi thường được sp xếp t d đến khó, nhưng điu này ch mang tính cht tương đối vì tùy vào thế mnh, s trường tng hc sinh. Hc sinh cn làm chc chn, chính xác; da vào mc tiêu v đim s, hãy c gng làm đúng s câu để đạt được đim. Các em cn nháp cn thn, gch chân t khóa, điu này nhm giúp hc sinh nm rõ yêu cu bài Toán cũng như tóm tt được d kin đề bài. T đó hc sinh d dàng khoanh vùng được ni dung kiến thc cn vn dng để gii quyết vn đề.

Cn đọc tng câu ch và suy ngm v đề (câu hi, câu tr li), đọc đề bài nhiu ln. Cn chú ý các câu có cm t ph định trong câu hi, câu tr li, các câu đúng, sai; các câu hi lý thuyết phi đọc kĩ tng t, cm t để tránh chn phi phương án nhiu. Thí sinh cn chú ý làm xong câu nào là tô luôn câu đó. Tránh tính trng cui gi b ri, 1 câu tô 2 đáp án, hoc khi làm ra A nhưng li tô B do nhìn nhm; c gng không b trng đáp án...

Như vy, quá trình ôn tp trước khi thi, ngoài ôn kiến thc hc sinh cũng cn luyn c cách làm bài hiu qu, tránh sai sót không đáng có, hình thành kĩ năng làm bài tt để đạt đim s cao

Nên lp kế hoch ôn tp theo tng ngày và cn nghiêm túc thc hin, thm chí hy sinh mt vài s thích để hướng đến mc tiêu…

 

 

 

 

 

Lưu ý học sinh những nội dung kiến thức, phương pháp ôn tập, lưu ý khi làm bài trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay:

+ Khi thời gian chuẩn bị cho kỳ thi không còn nhiều, thí sinh cần tập trung nắm chắc các kiến thức cơ bản gồm những nội dung trong SGK và một số lưu ý mấu chốt trong cách làm bài thi.

+ Mỗi học sinh nên đặt cho mình mục tiêu về mức điểm cần đạt ở mỗi bài thi, từ đó vạch rõ kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đó.

Ví dụ: các em cần biết để đạt 5 điểm, cần lưu ý những gì, để đạt mục tiêu  7, 8 điểm thậm chí 9, 10 điểm, cần nắm chắc những kiến thức vào và phân bổ thời gian học hợp lý. Nội dung kiến thức chủ yếu ở chương trình Vật Lý 12. Các câu vận dụng cao chủ yếu tập chung ở 3 chương đầu tiên của SGK.

Với Phần lý thuyết:

- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.

- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.

Với phần bài tập:

- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.

Học sinh cần phải làm nhiều bài tập đa dạng khác nhau, từ dễ đến khó, lập nhóm từ 3-5 người, cùng nhau giải bài tập, học bài với nhóm.

 

 

 

 


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản
Video Clip
Liên kết website