• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG THPT MINH CHÂU
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Năm phút mở trường THPT Minh Châu "KỸ NĂNG GIAO TIẾP"

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Các bạn cứ để ý xung quanh bạn bè của mình mà xem có nhiều người bạn nói chuyện rấ có duyên và ta rất thích trò chuyện với họ. Nhưng lại có những bạn người ta nói rằng ăn nói không được trôi chảy cho lắm. Dĩ nhiên cũng có những người do thiên phú tức là họ có được một khả năng  giao tiếp rất tốt nhưng con số đó là rất ít, phần đông cò lại hầu như giao tiếp không tốt nếu chúng ta muốn giao tiếp tốt hơn thì bắt buộc chúng ta phải rèn luyện. Đó cũng là mục đích chính của chủ đề mà tôi sẽ nói ngày hôm nay. LÀ KĨ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ

Trước hết tôi muốn chia sẻ với các bạn một số nguyên tắc cực kì quan trọng, là nguyên tắc nền tảng để giúp chúng ta có khả năng giao tiếp tốt hơn. Chỉ có ba nguyên tắc thôi vô cùng đơn giản:

NGUYÊN TẮC 1 : CHẤP NHẬN THẾ GIỚI QUAN CỦA NGƯỜI KHÁC .

Bởi vì sao ? Bởi vì một điều vô cùng đơn giản và hiển nhiên trong cuộc sống này  đó là mỗi người chúng ta có một thế giới quan khác nhau. Vậy thế giới quan là gì ? Thế giới quan là quan điểm là cách nhìn nhận của chúng ta về mọi thứ xung quanh mình. Thì bởi vì mỗi người chúng ta có một niềm tin khác nhau,một kinh nghiệm sống khác nhau, một hoàn cảnh sống khác nhau...Cho nên nó hình thành nên cái thế giới quan của mỗi người khác nhau. Rất là vô lí nếu như chúng ta giao tiếp với người khác mà lại cứ bắt người ta phải giống theo suy nghĩ của mình và dĩ nhiên là ngược lại cũng không có lí do gì mà suy nghĩ của bạn phải đi theo cái suy nghĩ của người khác bởi vì đơn giản là chúng ta khác nhau về thế giới quan cho nên nguyên tắc đầu tiên chúng ta cần phải chấp nhận và tôn trọng thế giới quan của nhau.

NGUYÊN TẮC 2: RÕ RÀNG, CHÍNH XÁC, CHI TIẾT.

Đây là nguyên tắc cũng cực kì quan trọng trong giao tiếp. Khi bạn nói chuyện với bất cứ đối tượng nào thì hãy nhớ trong câu chuyện mà bạn nói với họ luôn phải rõ ràng, chính xác, chi tiết.

Nếu bạn cảm thấy chưa rõ,chưa hiểu được vấn đề tốt nhất bạn nên hỏi lại họ. Ngược lại nếu như bạn cảm thấy người đối diện với mình còn mơ hồ mông lung về cái nội dung đó thì bạn hãy hỏi họ xem họ đã thực sự hiểu cái ý nghĩa của bạn hay là chưa. Ví dụ như ai đó mượn bạn món đồ đó họ nói với bạn rằng “ Tôi sẽ trả lại bạn vào tuần sau” thì đây là một câu nói

 không rõ ràng, không chính xác tốt nhất bạn nên hỏi lại họ “Tuần sau bạn trả lại cho mình thì cụ thể ngày nào bạn trả để mình biết”. Khi bạn hỏi như vậy thì bắt buộc người kia sẽ phải đưaa ra một câu trả lời cụ thể như là ‘vào tuần sau thứ năm khoảng 3h chiều’ thì các bạn thấy rõ ràng ta chỉ cần điều chỉnh một chút thôi thì hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn rất nhiều.

NGUYÊN TẮC 3: LẮNG NGHE CHÂN THÀNH.

Là nguyên tắc quan trọng nhất quan trọng nhất trong ba kĩ năng giao tiếp. Giao tiếp thì có bốn trạng thái là : nghe,nói,đọc,viết. Nhưng mà các bạn để ý là trong cuộc sống hình như chúng ta đã giành rất nhiều thời gian cho việc học nói , mình học cách đọc, mình học cách viết nhưng rất ít thời gian cho việc học cách lắng nghe . Chính vì vậy mà chúng ta không có kĩ năng lắng nghe tốt. Khi ta không có kĩ năng lắng nghe tốt thì hiển nhiên cái người đối diện với chúng ta họ cũng không cảm thấy là chúng ta đang đón nhận cuộc nói chuyện của họ. Vì vậy cuộc nói chuyện này thường không kéo dài được bao lâu hoặc nó sẽ trở lên rất nhàm chán. Trong cuộc sống đôi khi nghĩ đây là một điều rất đơn giản nhưng chúng ta lại không làm được bởi vì chúng ta lại lắng nghe người khác với thái độ phớt lờ, hời hợt bên ngoài hoặc là chúng ta cũng lắng nghe một cách chăm chú. Nhưng mà tất cả sự lắng nghe hời hợt đó đều là vô nghĩa, không trôn trọng đối phương người mà đang giao tiếp với mình. Để lắng nghe thì việc đầu tiên bạn cần làm là lắng nghe đối phương một cách nghiêm túc. Việc thứ hai bạn cần làm là tôn trọng người nói không nên cắt ngang câu chuyện của họ. Chúng ta hay có thói quen khi nghe đối phương  nói về một vấn đề nào đó thì lập tức chúng ta nghĩ ngay đến nó . Chúng ta suy nghĩ cái gì? Chúng ta nghĩ người này có đang nói đúng hay không? Người này có tốt hay không? Thì tất cả những suy nghĩ đó tôi không cho là lắng nghe trân thành, những cái đó tôi cho là lắng nghe chọn lọc,lắng nghe phán xét. Thì những cái phán xét đó nó không giúp chúng ta đến với người kia bằng một trái tim chân thành . Các bạn nhớ nhé, hãy lắng nghe để thấu hiểu và chia sẻ .


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản
Video Clip
Liên kết website